Tuesday, May 27, 2014

Cây Methị - Người Lạ Quen Mặt


Có thể ví von hạt methi như một người lạ quen mặt. Quen mặt vì trong cuộc sống hằng ngày, người Việt ta vẫn sử dụng nó nhưng lạ vì chẳng mấy ai có thể hiểu hết về loại hạt này.
Hạt methi (còn có tên khác là cỏ Hy Lạp - Fenugreek, hay hồ lô ba), tên khoa học là Trigonella foenum-graecum, thuộc họ thực vật Fabacêa, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để lấy hạt làm gia vị, lá làm rau và làm thuốc trị bệnh.
Hiện nay, một số địa phương ở Việt Nam có trồng thử loại cây này nhưng hiệu quả chưa cao nên không triển khai đại trà.
Một ngàn năm trước Công nguyên tại thung lũng sông Nile (Ai Cập), cây methi được dùng để làm gia vị trong các món ăn của các Pha-ra-ông.
Hạt này cũng được tìm thấy trong mộ của Tutankhamen. Vị tổ của y học thế giới là Hippocrates cũng đã dùng hạt methi để trị nóng sốt. Trong khi đó, người Ai Cập dùng hạt này để xông hương và ướp xác.
Khảo sát một số di chỉ khảo cổ học cho thấy, lịch sử của hạt methi có nhiều điểm thú vị. Từ nơi khởi phát là vùng quanh Địa Trung Hải và Tây Á, cây methi đã chu du nhiều nơi trên thế giới.
Nó được các tu sĩ dòng Benedictins đưa về Trung Âu từ thế kỷ thứ IX và Charlemagne (812) đã cổ vũ việc sử dụng cây này. Cây cũng được du nhập vào Trung Hoa từ thời nhà Tống (1057 Tây lịch).
Những người phụ nữ Ả rập, từ Libya đến Syria sử dụng hạt này rang lên để ăn nhằm mục đích tạo thân hình đầy đặn, nẩy nở mà không bị béo phì và mỡ bụng, trong khi đó, phụ nữ ở Etiopia lại ăn để có sữa cho con bú.
Một số nơi trong thế giới Ả rập lại dùng hạt methi như một vị thuốc để tăng cường hoạt động tình dục.
“Người bảo vệ” và “vũ khí hỗ trợ”
Một trong những công dụng của thảo dược methi Ấn Độ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia công nhận nhưng không nhiều người Việt Nam hiểu rõ chính là trong hạt này có các hoạt tính giúp hạ đường trong máu - như một loại “vũ khí” hỗ trợ bệnh nhân trong việc chống bệnh tiểu đường.
Trợ thủ chống lại bệnh tiểu đường
Những bệnh nhân tiểu đường có thể dùng liều thông thường: Hạt tán thành bột 6 gram/ngày. Hạt methi có thể sử dụng riêng hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường.
Cách dùng:
- Cách 1: Ngâm trong nước lạnh qua đêm, uống nước và ăn hạt methi. Sử dụng 2 - 3 lần/ngày trước bữa ăn 1 giờ.
Cách 2: Cho 2 - 3 muỗng hạt methi cho vào ấm nước nóng rồi để một thời gian cho ngấm. Uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu
- Cách 3: Cho hạt methi vào ấm đun sôi 3 - 5 phút sau đó lọc bỏ bã rồi để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày.
Cách 4: Sao vàng methi rồi hãm với nước sôi. Có thể dùng nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 - 1,5 lần.
- Cách 5: Để nguyên hạt hoặc nghiền ra thành bột làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua...
Liều dùng tham khảo theo tài liệu quốc tế công bố:
- Tiểu đường type 1: 50 - 100g/ngày
- Tiểu đường type 2: 25 - 50g/ngày
Liều dùng của người Việt Nam có thể thấp hơn tài liệu quốc tế, nên tham khảo tư vấn của các dược sĩ.
(Bài viết có tham khảo tư liệu của một số đồng nghiệp trong và ngoài nước)
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng hạ đường của thảo dược methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (Phytotherapy Research số 12/1998).
Những nghiên cứu và thực nghiệm trên chuột, thỏ, rồi sau đó là người tự nguyện, do các bệnh viện của Ấn Độ thực hiện, đều cho thấy kết quả khả quan về tác dụng hạ đường của hạt methi.
Không chỉ vậy, hạt của cây methi Ấn Độ cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.
Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, chất Saponins trích từ hạt methi Ấn Độ đã được dùng phối hợp với sulfonylureas để trị tiểu đường, cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn.
Công trình nghiên cứu của TS. Manoj Bhat, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học tế bào Quốc gia Ấn Độ về “Hiệu quả hạ đường huyết của hạt methi”, được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research và The British Journal of Pharmacology, mang lại tin vui cho hàng trăm triệu người bị bệnh tiểu đường type 2 trên thế giới.
Nhà khoa học Ấn Độ này đã chỉ ra rằng, việc sử dụng methi trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%.
Nhờ sự hiện diện của chất xơ tự nhiên galactomannan, hạt methi làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Các axít amin (4-hydroxyisoleucine) trong thảo dược methi Ấn Độ có tác động tích cực đến việc sản xuất insulin.
Chức năng “người bảo vệ” của hạt methi được đề cập là do tác động làm hạ Cholesterol của loại hạt này.
Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, những nghiên cứu công dụng của hạt methi đã được thực hành trên chuột bình thường, chuột bị tiểu đường và thỏ, cho thấy có một loại axit amin đặc biệt trích từ hạt methi đã làm giảm rõ rệt lượng cholesterol trong huyết tương.
Thử nghiệm ở người tự nguyện cũng cho kết quả tương tự.
Hạt methi Ấn Độ còn có một số tác dụng khác như chống sưng, kháng sinh, diệt ký sinh trùng sốt rét... Tuy nhiên, để hạt đạt được những công dụng như trên, phải có sự phối hợp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

No comments:

Post a Comment